Top Thủ thuật nâng cấp máy tính và những sai lầm thường mắc phải Máy tính Gia Bảo xin Hướng dẫn các bạn các cách sau đây
Theo thời gian sử dụng, máy tính bàn sẽ ngày càng chạy chậm hơn. Tài nguyên mất dần mà không rõ nguyên nhân,… đó là lúc bạn cần phải nâng cấp Ram, Card đồ họa, ổ cứng lưu trữ, CPU hay thậm chí là nâng cấp phần mềm để nâng cao hiệu năng cho hệ thống.
Nên nâng cấp máy tính cũ hay mua máy tính mới?
Nhiều người cho rằng, đằng nào cũng mất tiền thì thà mua máy mới còn hơn phải nâng cấp máy tính cũ. Thế nhưng, theo các chuyên gia máy tính việc nâng cấp máy tính là lựa chọn tối ưu hơn so với việc mua máy tính mới.
Thứ nhất, việc nâng cấp máy tính sẽ ít tốn kém hơn, phù hợp với khả năng tài chính của phần lớn người sử dụng. Hơn nữa khi mua máy mới bạn sẽ mất một số tiền khá lớn mà có khi lại không bán được chiếc máy tính cũ của mình.
Thứ hai, bạn đã quen với hệ thống cũ và nó chạy khá ổn định, việc bạn nâng cấp lên chỉ là để giúp nó có thể đạt hiệu năng tốt hơn.
Thứ ba, việc mua một hệ thống mới bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để cài đặt, tối ưu, làm quen và thích nghi với hệ thống mới.
Nâng cấp máy tính cũ thì nâng cấp những gì?
Khi các phương án tối ưu không giúp hệ thống hoạt động tốt hơn và giải pháp cuối cùng là bạn phải nâng cấp phần cứng máy tính. Thế nhưng, nâng cấp những thành phần nào và bắt đàu từ đâu thì không phải ai cũng hiểu rõ.
1. Nâng cấp phần mềm
Nâng cấp phần mềm cũng là giải pháp đầu tiên bạn nên nghĩ tới khi hệ thống của mình hoạt động chậm trạp. Hãy loại bỏ những ứng dụng không cần thiết, những phần mềm rác, thậm chí là có thể cài đặt toàn bộ lại win và cài đặt lại phần mềm.
Hiện nay, việc nâng cấp hệ điều hành có thể tốn của bạn 1 khoản phí nhất định, nhưng nó cũng rất xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra.
2. Nâng cấp nguồn máy tính
Đối với máy tính để bàn, nếu sử dụng trong thời gian dài bộ nguồn có thể sẽ bị giảm hiệu năng, dẫn đến việc cấp nguồn cho các thiết bị trong hệ thống không được tốt và ổn định. Do đó, việc bạn thay thế một bộ nguồn mới cũng có thể giúp hệ thống của bạn tăng hiệu năng hoạt động
Hiện tại một bộ nguồn có công suất thực sẽ đảm bảo cho hệ thống của bạn hoạt động trơn tru.
3. Nâng cấp Ram
Hệ thống tỏ ra chậm chạp nếu bạn chạy nhiều tác vụ cùng lúc, đó là thời điểm RAM bị tiêu tốn nhiều nhất. Nâng dung lượng bộ nhớ RAM là cách dễ dàng nhất để tăng tốc máy tính của bạn.
Khả năng đa nhiệm của máy tính phụ thuộc khá lớn vào RAM, và nếu bạn vừa chơi game, vừa lướt web, vừa xem phim, hãy đảm bảo dung lượng RAM bạn có đáp ứng được từng ấy tác vụ một lúc.
8GB RAM là 1 mức an toàn mà máy tính của bạn nên có, nâng cấp từ 2Gb hay 4GB đủ RAM cho hầu hết các tác vụ
4. Card đồ họa
VGA thường không có những giới hạn nhất định, nó phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng, mà ở đây hầu hết là game thủ. Khi chơi game, bạn thậm chí không thể chơi nổi trò chơi này khi thiết lập ở mức đồ họa thấp nhất, đó là lúc bạn cần nâng cấp Card đồ họa.
Hãy chắc rằng toàn bộ hệ thống máy tính của bạn không quá cũ trước khi quyết định nâng cấp riêng lẻ một thành phần nào đó.
Các sản phẩm VGA cao cấp mang lại hiệu năng tuyệt vời, nhưng giá thành không hề rẻ.
Hãy nâng cấp ngay một card đồ họa mới, bởi công nghệ đồ họa tích hợp hiện nay của Intel hay AMD vẫn còn thua xa các VGA rời.
Nếu muốn thay thế VGA hiện tại bằng VGA mạnh mẽ hơn, đảm bảo rằng CPU của bạn đủ mạnh để “cân” chiếc Card mới. Trong nhiều trường hợp, một “đôi đũa lệch” sẽ khiến hệ thống bị “nghẽn cổ chai”.
Lưu ý: Nếu bạn là người làm việc trong lĩnh vực đồ họa, hãy cân nhắc chọn mua các dòng sản phẩm thiết kế riêng cho các tác vụ đồ họa, điển hình là dòng card Quadro của NVIDIA.
5. Nâng cấp ổ cứng
SSD là món linh kiện giúp hệ thống của bạn “lột xác” hoàn toàn. Bật máy nhanh hơn, mở trình duyệt nhanh hơn, không còn phải khó chịu với các lỗi như “100% Disk” trên Windows, đó là một số trong rất nhiều lợi ích khi bạn dùng SSD thay cho ổ cứng máy tính HDD.
Cài đặt hệ điều hành và các ứng dụng lên SSD sẽ mang lại lợi ích cực lớn cho toàn bộ hệ thống nói chung, và các tác vụ nhỏ nói riêng.
Dù hệ thống của bạn cũ hay mới, chỉ cần mainboard hỗ trợ chuẩn SATA 2 hoặc 3, đừng suy nghĩ mà hãy mua ngay SSD khi có thể.
6. Vi xử lý
Khi bạn xây dựng một cấu hình máy tính mới, hãy coi trọng và chọn một Mainboard tốt, bởi các linh kiên khác có được hỗ trợ và hỗ trợ tốt tới đâu phụ thuộc rất nhiều vào bo mạch chủ này.
Sẽ có 2 trường hợp người dùng nâng cấp CPU, nâng cấp lên thế hệ CPU mới hơn, hoặc lên đời một sản phẩm thuộc phân khúc cao hơn. Lên một CPU thế hệ mới mang lại nhiều lợi ích về hiệu năng cho tới khả năng sử dụng điện năng.
Nếu CPU và Mainboard của bạn đã “quá già”, hãy mua 1 combo mới cho hệ thống của mình với các thế hệ mới hơn. Việc lên đời CPU mạnh hơn cùng thế hệ đảm bảo sẽ mang lại hiệu năng đột phá cho hệ thống, đặc biệt trong các tác vụ yêu cầu tốc độ xử lý cao như xuất nội dung media.
7. Nâng cấp MAIN cho máy tính
Nếu cần phải nâng cấp CPU cho máy tính của bạn thì bạn cần phải cân nhắc vì nâng cấp CPU liên quan cả đến MAIN và RAM do yêu cầu tương thích.
Nếu bạn đang sử dụng một bộ Mainboard và CPU đã lạc hậu, thì thay vì nâng cấp CPU hãy thay cả bộ MAIN và CPU đời mới hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiết kiệm điện năng. Và có thể bạn phải nâng cấp cả RAM, nhưng bù lại, bạn sẽ có một hệ thống hoàn hảo hơn với những công nghệ mới giúp bạn làm việc tốt hơn.
8. Một số yếu tố khác
Bo mạch chủ là xương sống, còn nguồn không khác gì một trái tim trong hệ thống của bạn. Luôn đảm bảo rằng các linh kiện này hoạt động tốt và đủ khả năng tải các phần khác của máy tính.
Hãy mua 1 bo mạch chủ tốt ngay từ khi xây dựng dàn máy của mình, nó sẽ hữu ích nếu bạn muốn nâng cấp các phần cứng sau này, với nguồn, một bộ nguồn đạt tiêu chuẩn công suất thực 80+ là vô cùng quan trọng.
9. Giảm bớt một số mục khởi động cùng hệ thống (Startup)
Nếu quá trình khởi động máy tính của bạn mất một khoảng thời gian dài, điều đầu tiên mà bạn muốn xem mọi thứ, các chương trình đang khởi động cùng hệ thống trên máy tính Windows của mình.
Để làm điều này, bạn nhấn nút Windows | Run | nhập “msconfig” vào cửa sổ Run rồi nhấn Enter để mở cửa sổ System Configuration.
Trên cửa sổ System Configuration, click tab Startup.
Tại đây có một số chương trình bạn nên xóa và gỡ bỏ khỏi hệ thống để tăng tốc máy tính Windows của mình, như các phần mềm và chương trình diệt virus.
Hoặc các chương trình khác như Adobe Acrobat hoặc Google Toolbar Notifier, hoặc một số chương trình khác mà bạn không muốn khởi động cùng hệ thống.
10. Gỡ bỏ các chương trình không còn sử dụng
Ngoài việc gỡ bỏ các chương trình khởi động cùng hệ thống, bạn cũng nên tìm và gỡ bỏ các chương trình không còn sử dụng nữa để giải phóng dung lượng bộ nhớ cũng như để tăng tốc máy tính của mình.
Truy cập công cụ Uninstaller trên Control Panel và sử dụng để gỡ bỏ cài đặt mà bạn không còn muốn sử dụng nữa.
11. Dọn sạch các ổ đĩa trên hệ thống
Đầu tiên mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập cleanmgr.exe vào đó rồi nhấn Enter để truy cập Disk Cleanup.
Trên cửa sổ Disk Cleanup chọn ổ đĩa mà bạn muốn “dọn dẹp” rồi click chọn OK. Máy tính sẽ bắt đầu tính toán xem bao nhiêu không gian ổ đĩa có thể lấy lại sau khi dọn dẹp các loại dữ liệu thừa đó.
Sau khi hoàn tất quá trình, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy danh sách các loại dữ liệu khác nhau và phần dung lượng dữ liệu tương ứng đã chiếm dụng ổ cứng, đánh tích chọn các mục mà bạn muốn xóa rồi click chọn OK.
12 Dọn sạch trình duyệt
Bất kể đang sử dụng trình duyệt nào, bạn cũng nên dọn sạch trình duyệt của mình thường xuyên.
13. Chống phân mảnh ổ đĩa
Để tăng tốc toàn diện máy tính của mình bạn nên chống phân mảnh ổ đĩa hoặc đặt lịch để thực hiện quá trình này tự động. Thường thì bạn có thể thực hiện chống phân mảnh ổ đĩa hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu tải nhiều, di chuyển, gỡ bỏ cài đặt, hoặc cài đặt chương trình, bạn cần phải thực hiện chống phân mảnh thường xuyên hơn.
14. Cấy thêm RAM
Ngoài những giải pháp trên bạn có thể sử dụng một số giải pháp về mặt vật lý khác để tăng tốc toàn diện máy tính của mình. Việc cấy thêm RAM cho laptop cũng là một giải pháp tăng tốc toàn diện máy tính của bạn.
15. Làm mát để cải thiện hiệu năng
Một trong những nguyên nhân khiến PC nóng là do lớp keo tản nhiệt trên CPU hay GPU đã khô.
Bạn cần cài ứng dụng SpeedFan và kiểm tra xem liệu CPU và GPU có thực sự đang quá nhiệt hay không. Sau khi đã bôi keo mà máy vẫn nóng, bạn tiếp tục lắp thêm quạt lên thùng máy. Bạn có thể lắp một hoặc hai quạt, thao tác gắn rất đơn giản, chưa tới 1 phút.
16. Tắt sao lưu trên trình duyệt
Khi đăng nhập vào Windows, cứ mỗi thao tác bạn tác động lên chương trình, Windows sẽ tự động sao lưu mọi thông tin vào bộ nhớ. Mục đích nhằm hỗ trợ cho việc tham khảo thông tin về những gì đã xảy ra trong máy tính.
Theo các chuyên gia, bạn nên tắt chúng đi: vào Start | Run | gõ compmgmt.msc
Sau đó vào Services and Applications | Services | chọn COM + Event System | COM+System Application, rồi nhấn Enter và đưa Statup Type về trạng thái Disabled.
Những sai lầm thường mắc phải khi nâng cấp máy tính
Để thay đổi và nâng cấp máy tính cho phù hợp công nghệ thì bạn nghĩ ngay đến linh kiện máy tính để nâng cấp chúng. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm bạn dễ mắc phải những sai lầm thường gặp khi nâng cấp máy tính.
Để nâng cấp hệ thống máy tính, nhất là phần cứng phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định nếu không sẽ gặp những rắc rối. Dưới đây là “những sai lầm thường mắc phải khi nâng cấp má tính”.
1. Về Nguồn Điện Sử Dụng Trong Máy Tính
Nguồn điện là năng lượng cung cấp và nuôi sống cho cả hệ thống máy tính làm việc. Khi mua máy thì nhà sản xuất đã mặc định và đưa ra các thông số chuẩn về mức độ tiêu thụ điện năng của từng thành phần trên toàn bộ máy.
Vậy nên khi thay thế hay nâng cấp các thành phần có cấu hình cao hơn thì đòi hỏi điện năng năng lượng tiêu thụ vào các thành phần này cũng như tổng thể hệ thống cao hơn thì đủ cung cấp cho chúng làm việc.
2. Về CPU Trung Tâm Xử Lý Của Máy Tính
CPU là trung tâm xử lý thông tin và dữ liệu của máy tính, việc lắp đặt và thay thế thiết bị nay vào hệ thống thì đòi hỏi bạn phải cầu kỳ hơn các thiết bị khác.
CPU được thiết kế rất nhiều chân và thành hành rất đầy đặc, hơn nữa người ta đựa vào số lượng chân trên CPU để đặt tên loại CPU đó
Để tăng thời gian hoạt động của CPU thì chắc hẳn bạn phải sử dụng để kéo tản nhiệt cho CPU. Khi bạn lắp CPU mới vào thì lượng nhiệt sẽ tỏa nhiều hơn CPU cụ nên quạt tản nhiệt sẽ phải được tu bổ hoặc thay thế nếu không thời gian hoạt động của máy sẽ ít đi và thường xuyên bị đơ.
3. Về Ram Bộ Nhớ Truy Cập Ngẫu Nhiên Của Máy Tính
Để nâng cấp Ram thì bạn cần phải chú ý đến thông số ghi trên Ram đặc biệt là Bus(MHz) và dung lượng Ram(GB) để tránh trường hợp nhầm lẫm.
Nếu bạn nâng cấp 1 thanh Ram lên 2 thanh thì tốt nhất 2 thông số ghi trên Ram mới này phải giống thông số Ram cũ và đặc biệt 2 thanh Ram nay phải cùng loại để tránh trường hợp xung Ram.
Khi tháo ổ cứng ra và lắp lại thì thường chỉ diễn ra 1 bên của ổ cứng nên bạn phải vặt thật chặt và đủ số lượng ốc để tránh trường hợp khi sử dụng ốc cứng quay với tốc đọ cao thì sẽ rung làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng.
Mua linh kiện để nâng cấp máy tính ở đâu uy tín, giá rẻ
Ngày nay, bạn có thể chọn mua cho mình một chiếc máy tính để bàn một cách dễ dàng ở bất cứ đâu, từ cửa hàng máy tính cho đến siêu thị điện máy,… mọi thứ đã trở nên vô cùng dễ dàng.
2. Cửa hàng bán linh kiện máy tính giá rẻ
Để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng hiện này có nhiều cửa hàng cung cấp linh kiện máy tính được mở ra tại các thành phố lớn với những ưu điểm:
Cũng chính vì những lí do trên mà các cửa hàng bán linh kiện vi tính được nhiều khách hàng lựa chọn.
MÁY TÍNH GIA BẢO TRUY CẬP WEBSITE: maytinhgiabaohch.com
TRANG FANPAGE CÔNG TY : https://www.facebook.com/linhkienmaytinh02/